• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Quản lý nợ của chính quyền địa phương

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương nhằm kiểm soát chặt chẽ nợ của chính quyền địa phương từ lập kế hoạch vay nợ và việc huy động các nguồn vốn vay; phân bổ, sử dụng vốn vay và bố trí nguồn lực tài chính của địa phương để hoàn trả các khoản vay.

Bộ Tài chính cho biết, xuất phát từ thực tế quản lý nợ của chính quyền địa phương thời gian qua, đặc biệt từ khi có Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, mặc dù việc quản lý nợ của chính quyền địa phương đã bảo đảm chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn, nhưng chưa phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan giúp Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ vay cũng như trách nhiệm trong việc bố trí các nguồn lực tài chính của địa phương để hoàn trả các khoản nợ theo đúng cam kết với các cơ quan và tổ chức cho vay trong và ngoài nước, đặc biệt là các khoản vay lại của chính quyền địa phương từ nguồn vay ngoài nước của Chính phủ.     

Bên cạnh đó, quy mô nợ của chính quyền địa phương ngày càng lớn: Đến hết ngày 31.12.2017, mức dự nợ vay của các địa phương là khoảng 66.654 tỷ đồng, bằng 1,2% GDP và bằng 29,2% mức dư nợ được phép theo quy định của Luật NSNN (mức dư nợ được phép của các địa phương theo dự toán năm 2018 là 228.193 tỷ đồng); hạn mức các địa phương còn được phép vay khá lớn khoảng 162.064 tỷ đồng, bằng 2,9% GDP.

Từ lý do trên và để quản lý nợ của chính quyền địa phương chặt chẽ, hiệu quả, thì việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương là cần thiết, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Theo Bộ Tài chính, dự thảo được xây dựng trên nguyên tắc cụ thể hóa Luật Quản lý nợ công, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý nợ công. Xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ trong quản lý nợ của chính quyền địa phương nói riêng và quản lý nợ công nói chung, nhằm huy động và phát triển đa dạng các nguồn lực, phân bổ hợp lý, bảo đảm công bằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia, tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương; gắn trách nhiệm giải trình với chức năng nhiệm vụ được giao trong tất cả các khâu từ lập kế hoạch, phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản vay nợ, bố trí nguồn lực để hoàn trả các khoản nợ theo cam kết vay.

Cùng với đó kiểm soát chặt chẽ nợ của chính quyền địa phương từ lập kế hoạch vay nợ và việc huy động các nguồn vốn vay; phân bổ, sử dụng vốn vay và bố trí nguồn lực tài chính của địa phương để hoàn trả các khoản vay; từ đó góp phần kiểm soát tốc độ gia tăng nợ công, bảo đảm an toàn, bền vững nợ và an ninh tài chính quốc gia; góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Dự thảo cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế công khai, minh bạch các khoản vay và trả nợ các khoản vay; tăng cường, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nợ của chính quyền địa phương.

Theo chinhphu.vn

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Hoài Ân: Tập trung chăm sóc cây trồng vụ Đông Xuân  (12/1/2018)  
Triển khai dự án thích ứng với biển đổi khí hậu tại TP Quy Nhơn  (12/1/2018)  
Tiếp tục bảo vệ, phát huy giá trị rạn san hô biển Nhơn Hải  (11/1/2018)  
Chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá: Ít ngư dân được thụ hưởng  (11/1/2018)  
Sửa đổi một số loại phí, lệ phí  (11/1/2018)  
Công bố và đưa mốc giới ra thực địa quy hoạch  (11/1/2018)  
Chính sách thiếu ổn định sẽ cản đường vốn FDI vào Việt Nam  (11/1/2018)  
Ngành nông nghiệp đề xuất xây thêm 1 trạm bờ để kiểm soát tàu cá  (11/1/2018)  
Người Việt chi gần 9.500 tỷ đồng mua thịt trâu bò nhập khẩu  (11/1/2018)  
Loại xe nào có thể sử dụng xăng sinh học E5?  (11/1/2018)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn