• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Ngân hàng mở nhiều kênh tín dụng về nông thôn

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngành ngân hàng Bình Định mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Có nhiều cố gắng trong công tác này là Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Bình Định (Agribank Bình Định) và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Bình Định (SeAbank Bình Định).

Kích hoạt các gói tín dụng tiêu dùng

Cùng với việc mở ra nhiều chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay gặp khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay; phối hợp thực hiện công tác truyền thông để người dân biết rõ về chủ trương chính sách của Nhà nước.

Mô hình nuôi tôm trải bạt của hộ ông Trương Văn Thảo (ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước), có sử dụng vốn từ Agribank Tuy Phước để đầu tư.

Bắt đầu triển khai mạnh từ năm 2018, đến hết năm 2019, dư nợ cho vay tiêu dùng nhằm hạn chế “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh đạt 5.226 tỷ đồng, trong đó vay tín chấp đạt trên 730 tỷ đồng, chủ yếu là vay từ các chương trình tín dụng ưu đãi của Agribank. Theo bà Nguyễn Thị Tuyến, Phó Giám đốc Agribank Bình Định, thực hiện chỉ đạo từ Hội sở Agribank, chi nhánh triển khai sâu rộng khắp tỉnh các nghiệp vụ tín dụng cho vay tiêu dùng, linh hoạt dưới nhiều hình thức vay. Đến hết ngày 31.10.2020, dư nợ tín dụng tiêu dùng của Agribank Bình Định đạt khoảng 1.225 tỷ đồng, trong đó cho vay tín chấp tối đa 30 triệu đồng/hộ khoảng 527 tỷ đồng, với 7.006 khách hàng. Bên cạnh việc triển khai gói tín dụng tiêu dùng phù hợp, Agribank Bình Định cũng gia tăng hợp tác với các hội, đoàn thể, kịp thời đưa nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp đến với người dân.

Đến nay, Agribank Tuy Phước là một trong những đơn vị triển khai tốt sản phẩm tín dụng tiêu dùng, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Ông Võ Kim Hùng, Phó Giám đốc Agribank Tuy Phước, cho biết, để triển khai hiệu quả và phát huy đúng mục đích của chương trình cho vay tín dụng tiêu dùng theo chỉ đạo từ Hội sở, đơn vị cử cán bộ bám sát địa bàn, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng; tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các hội đoàn thể nhằm phổ biến đến người dân. Đến nay, toàn huyện có 1.175 khách hàng vay vốn, doanh số cho vay hơn 7 tỷ đồng.

Linh hoạt cách thức cho vay

 

● “Nhờ vốn vay từ Agribank Tuy Phước, gia đình tôi có điều kiện tái đầu tư nuôi tôm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, mưa lũ, hiện gia đình tôi chuyển hướng nuôi tôm trải bạt trên nền đất cao, chi phí lớn. Có được phần vốn vay từ Agribank, gia đình tôi thêm điều kiện phát triển kinh tế”.

Ông Trương Văn Thảo (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước)

● “Dư nợ tín dụng của SeAbank Bình Ðịnh ủy thác qua kênh Hội LHPN TX An Nhơn khoảng 11 tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình sử dụng được vốn vay của SeAbank đầu tư sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị vật chất… nâng cao đời sống. Nhờ tín dụng ngân hàng phủ sóng ở địa phương, người dân tiếp cận vốn vay kịp thời, góp phần giảm tình trạng vay nóng”.

Bà Châu Thị Lệ, Phó Chủ tịch Hội LHPN TX An Nhơn

Với mục đích hạn chế tình trạng vay nóng lãi suất cao, một số ngân hàng thương mại chuyển các gói vay tín chấp tiêu dùng sang vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh; linh hoạt cách thức cho vay bằng cả tín chấp hoặc thế chấp tài sản tùy nhu cầu.

Theo ông Lương Anh Tuấn, Giám đốc SeAbank Bình Định, dù giá trị mỗi món vay không nhiều nhưng tổng nhu cầu vốn của bà con vùng nông thôn rất lớn. Nhà nước biết việc này nhưng tín dụng chính sách ưu đãi chưa đáp ứng hết nhu cầu. Trong bối cảnh đó, tín dụng của ngân hàng thương mại là lựa chọn phù hợp. Để người dân không e ngại, SeAbank tăng cường các dịch vụ, sản phẩm tín dụng về nông thôn theo nhiều hình thức, trong đó có phối hợp ủy thác qua hội, đoàn thể; tăng hạn mức vay vốn để người dân có thêm cơ hội được vay, hạn chế đến mức tối đa việc vay nóng. Hiện, SeAbank tăng hạn mức cho vay tín chấp lên tới 100 triệu đồng, phục vụ nhóm khách hàng hộ kinh doanh cá thể ở vùng nông thôn.

Cùng với việc triển khai nhiều chương trình tín dụng phù hợp là hình thức vay vốn, giải ngân linh hoạt. Ngân hàng có thể giải ngân một lần theo nhu cầu, giải ngân theo hình thức thấu chi qua tài khoản ngân hàng, vừa cho vay vốn vừa cho khách hàng làm quen với các giao dịch, thanh toán bằng thẻ ATM. 

THU DỊU

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Về thời hạn xử lý các hồ sơ xin miễn, giảm tiền thuê đất  (19/11/2020)  
Sẽ có Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai RCEP  (19/11/2020)  
Capital House & Cuộc kiến tạo biểu tượng thịnh vượng cho TP Quy Nhơn  (19/11/2020)  
Khánh thành Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Japfa Comfeed Bình Định  (19/11/2020)  
Mau chóng đưa đời sống trở lại bình thường  (18/11/2020)  
Ngành chế biến gỗ: Ðiểm sáng sản xuất công nghiệp  (18/11/2020)  
WB: Việt Nam là nền kinh tế sôi động trước cuộc khủng hoảng Covid-19  (18/11/2020)  
Thí điểm thành lập các khu công nghiệp điện tử  (18/11/2020)  
Khẩn trương khôi phục trồng trọt, chăn nuôi sau bão lũ, không để thiếu lương thực Tết  (18/11/2020)  
Ông chủ trẻ của vườn ươm cây giống lâm nghiệp  (17/11/2020)  
Đại hội Đảng
VIỆT NAM - ASEAN
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ  BẮC BÌNH ĐỊNH
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn