• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Nhiều tín hiệu vui cho xuất khẩu trái cây Việt Nam

Những tháng đầu năm 2019, xuất khẩu trái cây sang các thị trường khó tính đang có nhiều khởi sắc, nhất là thị trường Mỹ.

Ngày 18.4 vừa qua, Việt Nam thực hiện xuất khẩu lô xoài đầu tiên sang Mỹ, những ngày sau đó, nhiều lô xoài tiếp theo của Việt Nam đã liên tục được đưa sang thị trường này.

Nhu cầu nhập khẩu xoài của Mỹ là rất lớn. Nếu giữ vững được chất lượng và khả năng cung ứng, xoài có thể đủ điều kiện để trở thành một trong những loại trái cây chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đồng thời chiếm khoảng 20% tổng giá trị trái cây mà Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam.

Cũng nhờ có thêm trái xoài được xuất khẩu sang Mỹ, năm 2019, giá trị xuất khẩu trái cây sang Mỹ có thể tăng khoảng 30%.

Nhu cầu nhập khẩu xoài của Mỹ là rất lớn. (Ảnh: KT)

Ngoài trái xoài, xuất khẩu vú sữa sang Mỹ cũng đã đi vào ổn định khi mà các vùng trồng đã đáp ứng được những yêu cầu của nước này.  Các loại trái cây khác như: chôm chôm, nhãn, thanh long cũng có nhiều cải thiện ở khâu chất lượng để có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính.

Riêng với thị trường Trung Quốc, thời gian qua, việc nước này siết chặt truy xuất nguồn gốc với rau quả nhập khẩu từ Việt Nam có gây ra khó khăn cho xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc nhưng đây cũng là một điều tích cực. Bởi khi việc nhập khẩu được “siết” mạnh thì các nhà sản xuất, nhà vườn sẽ buộc phải đi vào sản xuất rau quả một cách bài bản hơn. 

Thương vụ Đại sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt muốn chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu; cập nhật thông tin về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu cũng như những quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương./.

Theo PV (VOV.VN)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Nông dân Phù Cát chuộng giống bắp mới  (13/5/2019)  
Giới thiệu máy tuốt đậu phụng  (13/5/2019)  
Mời gọi đầu tư 2 khu đô thị mới dọc QL 19 mới  (13/5/2019)  
Dạy nghề nuôi gà cho nông dân  (13/5/2019)  
Kiểm tra chất lượng xi măng làm đường giao thông nông thôn  (13/5/2019)  
Homestay trong cuộc đua dịch vụ lưu trú  (13/5/2019)  
Tạo đột phá từ nhà đầu tư Nhật Bản  (13/5/2019)  
Vĩnh Thạnh sơ kết công tác bảo vệ rừng vùng giáp ranh  (13/5/2019)  
Tăng mức hỗ trợ đối với heo buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh  (13/5/2019)  
Sản xuất và kinh doanh đặc sản: Hợp tác, liên kết để chia sẻ cơ hội  (13/5/2019)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn