• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Sản xuất và kinh doanh đặc sản: Hợp tác, liên kết để chia sẻ cơ hội

Hiện nay, ở TP Quy Nhơn có hơn 30 cửa hàng kinh doanh đặc sản, trong đó nhiều cửa hàng được đánh giá uy tín như Mận Khoa, Phụng Nga, Phương Nghi, Thanh Liêm, Hương Biển, Tâm Ý, Út Châu… Khác với các sản phẩm thông thường, để kinh doanh đặc sản, nhiều cửa hàng phải liên kết với các cơ sở sản xuất, các làng nghề để đáp ứng chính xác nhu cầu, khẩu vị của du khách.

 

Du khách mua hải sản khô tại một cửa hàng ở TP Quy Nhơn.

Bà Châu Thị Minh Hiền, chủ cửa hàng kinh doanh đặc sản Út Châu (đường Chương Dương, TP Quy Nhơn), cho biết: “Khi khách có nhu cầu mua đặc sản Bình Định, hiển nhiên là họ muốn tìm yếu tố đặc trưng Bình Định. Trong giai đoạn lấy ngắn nuôi dài, cửa hàng buôn bán nhiều mặt hàng đặc sản của Bình Định, sau này sẽ tập trung vào các mặt hàng chủ lực là 2 nhóm hải sản và các sản phẩm từ dừa. Chúng tôi tìm cách liên kết với các hộ sản xuất, HTXNN chuyên sản xuất các đặc sản xứ dừa ở Hoài Nhơn. Để tạo ấn tượng với du khách, chúng tôi đang tính tới việc kinh doanh thân thiện bằng việc sử dụng túi nhựa sinh học tự hủy, túi tái chế và giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm…”.

Dù ở quy mô nào thì cơ sở kinh doanh cũng phải mở rộng liên kết với đối tác sản xuất, cung ứng sản phẩm. Theo anh Tô Anh Dũng, chủ cửa hàng đặc sản Cá ngừ đại dương Anh Dũng, đường Hai Bà Trưng (TP Quy Nhơn), ban đầu, gia đình anh chỉ chuyên kinh doanh các sản phẩm liên quan cá ngừ đại dương như: mắt cá, bao tử cá, thịt cá hoặc cá ngừ đại dương nguyên con. Nhận thấy nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, gia đình anh liên kết với các hộ ngư dân trong tỉnh để bán thêm các sản phẩm hải sản tươi sống như: cá cờ, cá kiếm, cá lạt (cắt khúc, đóng gói, hút chân không, cấp đông); sản phẩm được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đạt mức tín nhiệm cao với khách, cửa hàng mở rộng kinh doanh thêm mặt hàng rượu, nem, chả, chả ram tôm đất… 

Du lịch phát triển đã tác động rất nhanh đến nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác trong đời sống. Theo ông Nguyễn Ngọc Nghiệp, Giám đốc HTXNN Ngọc An (Hoài Thanh Tây, Hoài Nhơn), 2 sản phẩm chủ lực của HTX là bánh tráng nước dừa và tinh dầu dừa đã được một số đơn vị kinh doanh đặc sản ở Quy Nhơn ký hợp đồng phân phối. Liên kết để đưa sản phẩm của HTXNN xuất hiện tại các cửa hàng đặc sản cũng là một cách giúp sản phẩm nhanh chóng vươn xa.

Việc liên kết, hợp tác kinh doanh không chỉ xuất phát từ phía cửa hàng mà đôi khi còn do chính bên sản xuất chủ động tìm đối tác phù hợp. Chị Nguyễn Thị Hồng Son, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Tâm Ý, chia sẻ: Cả hai hoạt động sản xuất và kinh doanh đặc sản, muốn bền vững cần có sự kết nối, gắn bó lẫn nhau. Bên bán sẽ lắng nghe đánh giá, phản hồi của khách hàng về chất lượng, bao bì, cách đóng gói sản phẩm… và chuyển thông tin này lại để phía sản xuất nghiên cứu điều chỉnh. Ví dụ chúng tôi sẽ hết sức lắng nghe phản hồi của khách hàng về hương vị, độ ngọt, béo, bao bì, hướng dẫn bảo quản, sử dụng sản phẩm bánh ít vì chúng tôi đang tập trung đầu tư cho sản phẩm này. Chúng tôi cũng đang tìm đối tác phù hợp để hợp tác kinh doanh sản phẩm bánh ít lá gai Tâm Ý.

Du lịch càng tăng trưởng, lĩnh vực kinh doanh đặc sản càng “hái ra tiền”. Vì vậy, để cả cơ sở sản xuất và kinh doanh cùng phát triển bền vững, nên đặt việc kinh doanh đặc sản trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

QUANG BẢO  - CÔNG NGHĨA

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Lựa chọn nhà thầu dự án đường ven biển Cát Tiến - Đề Gi  (12/5/2019)  
Công ty CP Gạch Tuynen Bình Định đạt giải thưởng Chất lượng Quốc gia  (12/5/2019)  
Thị trường sản phẩm làm mát, giải nhiệt hút khách  (12/5/2019)  
Khuôn đúc bánh khọt  (12/5/2019)  
Mặt nạ dưỡng ẩm trong ngày hè  (12/5/2019)  
Trồng ớt thu lãi hàng chục triệu đồng/sào  (12/5/2019)  
An Lão kiên cố hóa gần 20,2 km kênh mương  (11/5/2019)  
Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt phân tán khu vực nông thôn: Hiệu quả thiết thực  (11/5/2019)  
Các dự án điện năng lượng mặt trời: Chạy đua về đích!  (11/5/2019)  
Hoài Ân phát triển cây ăn trái theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ  (10/5/2019)  
BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn