• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Đất nước - Con người

Vua Gia Long nhiều lần phái quân ra Hoàng Sa để khảo sát thủy trình

Gia Long là vị vua đầu tiên của Vương triều Nguyễn. Trong 18 năm trị vì đất nước (1802 – 1820), dù có nhiều công việc phải làm để củng cố vương triều nhưng Vua Gia Long cũng không quên việc phái quân ra biển, đảo để khẳng định chủ quyền trên biển mà nổi bật là những việc làm của ông tại quần đảo Hoàng Sa.

Sách “Đại Nam thực lục” phản ánh Vua Gia Long cho Võ Văn Phú mộ dân bổ sung vào đội Hoàng Sa.

Nhận thức được vai trò to lớn của vùng lãnh hải đối với sự tồn tại của vương triều, Vua Gia Long có cách nhìn thấu đáo đối với các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Hải đội Hoàng Sa vốn được thành lập từ thời các chúa Nguyễn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải và khai thác các sản vật biển. Trước thời Gia Long lực lượng chủ yếu của Hải đội Hoàng Sa là những người ở các xã An Vĩnh, An Hải và An Kỳ (tỉnh Quãng Ngãi). Đến thời ông nhà vua đã cho lấy thêm người dân tại các địa phương khác bổ sung vào Đội Hoàng Sa để củng cố thêm sức mạnh của đội quân này nhằm đối phó với những biến cố có thể xảy ra trên vùng lãnh hải.

Thời Vua Gia Long Đội Hoàng Sa mạnh hơn cả về vai trò lẫn tổ chức hoạt động. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 22, năm Gia Long thứ 2 (1803) có chép: “Tháng 7, lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

Sách “Đại Nam thực lục” nói về việc Vua Gia Long phái Phạm Quang Ảnh và đội Hoàng Sa ra thăm dò đường biển.

Bên cạnh việc chỉnh đốn Đội Hoàng Sa, Triều Nguyễn nói chung và Vua Gia Long nói riêng đã thấy được sự cần thiết việc hành trình ra Hoàng Sa bởi đây là nơi ở xa đất liền. Vì vậy nhà vua đã cho quân ra thăm dò, khảo sát lộ trình ra quần đảo này. Đây là việc làm thể hiện tầm nhìn xa, vì Hoàng Sa là một quần đảo tiền tiêu nằm ở phía đông có liên quan đến chủ quyền của đất nước. Gia Long xem Hoàng Sa như một tấm bình phong che chắn những cuộc tấn công của các thế lực từ phía biển.

Việc khảo sát thủy trình ra Hoàng Sa có mục đích lâu dài và trên hết đó là việc tối quan trọng để giữ vững được quần đảo này. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 50, năm Gia Long thứ 14 (1815) chép rằng: “Tháng 2, sai đội Hoàng Sa là những người của Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”.

Sách “Đại Nam thực lục” chép Vua Gia Long cử đội thủy quân ra đảo Hoàng Sa đo đạc thủy trình.

Công việc thăm dò đường thủy ra Hoàng Sa không chỉ làm trong một thời gian ngắn mà được kéo dài qua nhiều năm bởi đây là việc làm khó khăn. Trong quá trình hoạt động của Đội Hoàng Sa, thăm dò đường biển là nhiệm vụ bắt buộc vì đó không chỉ tạo thuận lợi cho để khai thác sản vật mà còn rất quan trọng để triều đình đối phó khi Hoàng Sa có những biến cố xảy ra. Đội Hoàng Sa thực hiện những công việc theo sự chỉ đạo của triều đình và mỗi khi làm xong nhiệm vụ tại Hoàng Sa và các vùng biển khác, Hải đội Hoàng Sa phải báo cáo công việc với triều đình. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 52, năm Gia Long thứ 15 (1816) ghi rõ: “Tháng 3, sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”.

Trong thời gian giữ ngôi, Vua Gia Long đã 3 lần phái quân ra Hoàng Sa thực hiện việc đo đạc thủy trình. Những việc làm của ông khẳng định tính thống nhất toàn vẹn của vương triều và phần biển đảo không thể tách rời với đất liền.

Lê Khắc Niên

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Khe Sanh - ký ức hào hùng  (7/7/2013)  
Một thoáng An Lão  (4/7/2013)  
Tìm hiểu nhân vật lịch sử Ngô Tùng Châu  (2/7/2013)  
Chuyện ít biết về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (27/6/2013)  
Bình Định một thời tuổi thơ  (22/6/2013)  
Làng người Việt ở cửa khẩu Poipet  (19/6/2013)  
"Khoa học và quê hương chính là lẽ sống của đời tôi"  (14/6/2013)  
Hoàng Sa,Trường Sa qua Nhật ký hành trình của người ngoại quốc  (9/6/2013)  
Bài 5: Sự thiếu trách nhiệm thực thi hiệp định của Mỹ và bản lĩnh Việt Nam  (8/6/2013)  
Bài 4: Tiểu đoàn 1 quét lôi – một thời ngang dọc  (7/6/2013)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn