• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Quyền năng của chất độ

 

 

hế giới tự nhiên là kho chứa đầy chất độc, và không như nhiều người vẫn tưởng, độc tố vẫn có thể phục vụ tốt cho lợi ích con người.

Chất độc có thể gây hại bằng cách can thiệp vào các quá trình quan trọng đối với sự sống. Một số độc tố, như thạch tín, xuất hiện ở dạng khoáng chất, nhưng trên thực tế chúng chủ yếu được sản xuất từ các sinh vật sống. Chẳng hạn, thực vật tiết ra chất độc để tránh trở thành thức ăn của loài khác. Động vật cũng dùng chất độc xua đi kẻ thù. “Chất độc có thể gây hại nhưng vẫn mang lại lợi ích cho một số loài, bao gồm con người”, theo Michael Novacek, Phó chủ tịch Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Mỹ tại New York, nơi đang diễn ra triển lãm “Quyền năng của chất độc”.

Độc tố trong tự nhiên hầu hết sinh ra từ sinh vật sống - Ảnh: nksd.com

Cuộc triển lãm trên đã đưa ra nhiều ví dụ khác cho thấy khía cạnh “tốt” của chất độc. Thông thường, những mặt ích lợi của chất độc đều có liên quan đến y học. Ví dụ, cây lộc đề sản sinh a xít salicylic, có thể nguy hiểm ở hàm lượng cao. Tuy nhiên, ở hàm lượng thấp, loại hóa chất trên trở thành thành phần chủ chốt trong thuốc aspirin. Chất độc từ rắn, ốc sên và cá cung cấp những liệu pháp giảm đau đã hoặc sắp được bào chế. Hiện các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm 300 hóa chất được nhện mạng phễu đảo Fraser tạo ra nhằm tìm ra phương pháp chữa trị bệnh ung thư vú, còn cây ngải tây cung cấp dược liệu cho thuốc artemisinin chữa sốt rét.

Mặt ích lợi của chất độc trong tự nhiên không chỉ giới hạn ở lĩnh vực y khoa. Nhiều loại quen thuộc như ớt, trà, cà phê, quế, sô cô la và nicotine mang theo vị cay nồng hoặc bắt chước các hiệu ứng làm nản lòng kẻ thù. Nicotine, do cây thuốc lá và một số thực vật khác tạo ra, chứa chất độc mạnh có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, trong khi sô cô la tiết ra theobromine có thể gây chuyển biến tâm trạng ở người, theo Mark Siddall thuộc viện bảo tàng tại New York. Không những thế, theobromine đối với loài chó còn có tác động mạnh gấp nhiều lần. “Một miếng sô cô la cũng chứa đủ theobromine gây tổn hại nghiêm trọng một con chó thuộc nòi Yorkie hoặc Jack Russell, thậm chí có thể khiến chúng mất mạng”, ABC News dẫn lời chuyên gia Siddall.

Tuy nhiên, chất độc mạnh nhất lại xuất hiện trong các cuộc chạy đua trang bị vũ khí hủy diệt nhằm phục vụ cho quá trình tiến hóa. Chẳng hạn, thú có túi ô pốt có thể nuốt chửng vài con rắn độc mà không sợ nọc của chúng. Để đáp trả, loài rắn trong nhiều thế hệ đã trang bị nọc độc mạnh hơn, và ô pốt lại tiếp tục tiến hóa theo hướng khắc chế được chất độc mới của rắn. Một cuộc chiến tranh độc dược khác, diễn ra giữa vi khuẩn và mốc, đã cung cấp chất kháng sinh penicillin cho loài người. Chuyên gia Siddall cũng nghiên cứu loài đỉa và sự tiến hóa của hợp chất dùng để ngăn chặn máu vón cục. Những chất độc này có thể tác động đến máu của con mồi hoặc đang chứa trong cơ thể đỉa. Sau khi hút đủ khối lượng máu làm cơ thể của chúng căng phồng lên gấp 8 lần so với lúc chưa ăn, đỉa phải ngăn chặn tình trạng máu vón cục lại, vốn có thể biến chúng thành “một cục gạch” sống.

Cũng như nhiều loài chất độc khác, một số độc tố do đỉa tiết ra có thể được tận dụng để trợ giúp con người. Ví dụ như Hirudin, hợp chất chống đông máu, đã được điều chế trong tuyến nước bọt của một số loài đỉa.  

Theo Phi Yến (TNO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Loài người là sinh vật ngoài vũ trụ?  (18/11/2013)  
Protein diệt khuẩn thay thế kháng sinh  (17/11/2013)  
Ra mắt bản đồ thế giới đầu tiên về diện tích rừng Trái Đất  (16/11/2013)  
Người Việt thiệt hại 8.000 tỷ đồng do virus máy tính  (15/11/2013)  
6 giải pháp trên lĩnh vực y - dược đoạt giải  (14/11/2013)  
Sao la xuất hiện trở lại ở Việt Nam  (14/11/2013)  
Thêm một kênh thông tin phổ biến kiến thức khoa học công nghệ  (13/11/2013)  
Chưa được quan tâm đúng mức  (13/11/2013)  
Vệ tinh GOCE đã bốc cháy khi rơi trở lại Trái Đất  (13/11/2013)  
Chỉ được chơi game tương tác tối đa 3 tiếng mỗi ngày  (12/11/2013)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn