• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Ra mắt bản đồ thế giới đầu tiên về diện tích rừng Trái Đất

Các nhà khoa học Mỹ đã dựng thành công một bản đồ với độ phân giải cao theo dõi những thay đổi của diện tích rừng trên Trái Đất trong thế kỷ 21.

Bản đồ cung cấp một cái nhìn tổng thể hệ thống rừng toàn cầu đồng thời là một công cụ hữu hiệu giúp các chính phủ quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science ngày 14.11, một nhóm các chuyên gia đến từ Đại học Maryland, tập đoàn công nghệ Google và Chính phủ Mỹ đã hợp tác xây dựng bản đồ dựa trên hình ảnh vệ tinh chụp bề mặt Trái Đất ở độ phân giải 30m.

Bản đồ về diện tích rừng Trái Đất. (Nguồn: BBC)

Nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian từ 2000-2012, có khoảng 2,3 triệu km2 rừng trên Trái Đất đã biến mất, gần bằng diện tích của Argentina, trong khi chỉ có khoảng 0,8 triệu km2 được phủ xanh trở lại.
Indonesia là nước có tốc độ mất rừng tăng nhanh nhất, tăng hơn 50% lên tới 20.000 km2/năm vào thời điểm năm 2011.
Tuy nhiên, Brazil lại là quốc gia có diện tích rừng mất đi hàng năm lớn nhất, giảm tới 50% từ mức 40.000km2 của năm 2002 xuống còn 20.000km2 vào năm 2010.
Chủ nhiệm công trình, Giáo sư chuyên ngành địa lý Matthew Hansen của Đại học Maryland cho biết đây là tấm bản đồ về thay đổi mật độ rừng đầu tiên nhất quán trên toàn cầu và chi tiết từng khu vực.
Nhóm nghiên cứu cho biết thông qua tấm bản đồ mới, mọi quốc gia sẽ có thể tiếp cận một bộ dữ liệu đồ sộ bao gồm những thông tin nền tảng, thống nhất và rõ ràng liên quan tới những vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
Những vấn đề đó bao gồm: nguyên nhân gây ra thay đổi trong mật độ rừng, tình trạng của các khu rừng tự nhiên trên thế giới, những mối đe dọa đến từ việc thay đổi diện tích rừng, ảnh hưởng từ những nỗ lực ngăn chặn mất rừng...
Theo giáo sư Hansen, việc xây dựng bản đồ rừng xuất phát từ nhận thức rằng sự biến mất hoặc tái sinh của các khu rừng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều khía cạnh trong hệ sinh thái bao gồm khí hậu, lượng carbon trong khí quyển, đa dạng sinh học và nguồn nước.
Bên cạnh đó, giới khoa học cho đến nay vẫn chưa đưa ra được một hệ thống dữ liệu chi tiết, chính xác và sẵn sàng về những thay đổi của hệ thống rừng từ cấp địa phương tới toàn cầu.
Trong một diễn biến liên quan, chính quyền Brazil cùng ngày dẫn dữ liệu vệ tinh trong 12 tháng tính đến tháng 7.2013 cho biết nạn phá rừng tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon đã tăng 28% so với năm 2012.
Tổng số đất rừng bị xâm lấn tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới là 5.843km2, gần tương đương diện tích bang Delaware của nước Mỹ. Đây là con số thấp thứ hai kể từ khi Brazil triển khai chiến dịch theo dõi hoạt động phá rừng qua vệ tinh.
Theo chính phủ nước này, hoạt động phá rừng chủ yếu xuất phát từ việc mở rộng canh tác của nông dân và các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.

Theo TTXVN

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Người Việt thiệt hại 8.000 tỷ đồng do virus máy tính  (15/11/2013)  
6 giải pháp trên lĩnh vực y - dược đoạt giải  (14/11/2013)  
Sao la xuất hiện trở lại ở Việt Nam  (14/11/2013)  
Thêm một kênh thông tin phổ biến kiến thức khoa học công nghệ  (13/11/2013)  
Chưa được quan tâm đúng mức  (13/11/2013)  
Vệ tinh GOCE đã bốc cháy khi rơi trở lại Trái Đất  (13/11/2013)  
Chỉ được chơi game tương tác tối đa 3 tiếng mỗi ngày  (12/11/2013)  
Tàu vũ trụ Soyuz trở về an toàn với ngọn đuốc Olympic  (12/11/2013)  
Loại cỏ làm giảm khí nhà kính  (11/11/2013)  
Hôm nay, vệ tinh GOCE rơi xuống Trái đất  (11/11/2013)  
Đại hội Đảng
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN 2021
I- Tower Quy Nhơn
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn