• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Sao la xuất hiện trở lại ở Việt Nam

Những hình ảnh về sao la, loài thú quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng mới được ghi lại tại Quảng Nam, sau 15 năm kể từ lần cuối cùng loài này được nhìn thấy ở Việt Nam.

 

Hình ảnh con sao la được ghi lại qua camera tại một khu vực hẻo lánh thuộc dãy Trường Sơn. Ảnh: WWF

 

Hình ảnh về sao la được ghi lại qua camera do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam lắp đặt tại khu vực hẻo lánh thuộc dãy Trường Sơn. Hình ảnh một con sao la (Pseudoryx nghetinhensis) đang di chuyển dọc con suối ở một thung lũng nhỏ được ghi lại hôm 7.9.

AP dẫn lời tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, giám đốc WWF Việt Nam, cho biết đây là một phát hiện đáng kinh ngạc nhưng cũng đem lại hy vọng phục hồi loài động vật quý hiếm này ở Việt Nam. "Khi lần đầu tiên nhìn vào các bức ảnh, chúng tôi đã không thể tin vào mắt mình. Sao la được những nhà bảo tồn Đông Nam Á coi là một 'báu vật' nên chúng tôi vô cùng hạnh phúc", ông nói.

Sao la là loài thú mới được các nhà khoa học thuộc Bộ Lâm nghiệp Việt Nam cũ (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và WWF phát hiện, khi họ đang nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tình, nằm gần biên giới Việt Nam và Lào vào năm 1992. Theo WWF, việc tìm thấy sao la được coi là phát hiện đầu tiên về một loài động vật có vú lớn trên thế giới trong vòng hơn 50 năm.

Năm 1993, hai con sao la được phát hiện nhưng chết khi bị nuôi nhốt sau đó vài tháng. Tại Việt Nam, lần cuối cùng một cá thể sao la được nhìn thấy trong tự nhiên là vào năm 1998.

Loài sao la thuộc nhóm thú sừng rỗng trông giống loài linh dương có 2 cặp sừng song song, nhọn dần về phía cuối và chiều dài cơ thể lên tới 50 cm. Theo nhận định của các chuyên gia, hiện chỉ còn khoảng vài chục cá thể sao la có thể được tìm thấy ở các cánh rừng rậm dọc biên giới Việt - Lào.

. Theo Thùy Linh (VNE)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Thêm một kênh thông tin phổ biến kiến thức khoa học công nghệ  (13/11/2013)  
Chưa được quan tâm đúng mức  (13/11/2013)  
Vệ tinh GOCE đã bốc cháy khi rơi trở lại Trái Đất  (13/11/2013)  
Chỉ được chơi game tương tác tối đa 3 tiếng mỗi ngày  (12/11/2013)  
Tàu vũ trụ Soyuz trở về an toàn với ngọn đuốc Olympic  (12/11/2013)  
Loại cỏ làm giảm khí nhà kính  (11/11/2013)  
Hôm nay, vệ tinh GOCE rơi xuống Trái đất  (11/11/2013)  
Máy gặt đập lúa giành giải nhất cuộc thi sáng chế năm 2013  (10/11/2013)  
Phát hiện tiểu hành tinh có đuôi như sao chổi  (9/11/2013)  
Phát hiện loài thằn lằn “siêu nhỏ” mới ở Việt Nam  (8/11/2013)  
BẦU CỬ ĐBQH KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Kế hoạch khám sàng lọc và truyền thông nhân ngày thị giác thế giới tại Bình Định năm 2020
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:http://baobinhdinh.vn